Tại sao nên đầu tư tại Việt Nam và những lưu ý về Luật đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài

13/06/2022
Cơ hội đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng gia tăng mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia nhập WTO cách đây 10 năm. Việt Nam đã thu hút được 27.353 dự án với tổng vốn đăng ký gần 340,16 tỷ USD. Việc ký kết hiệp định thương mại tự do vào năm 2018 với Liên minh châu Âu (EVFTA) nhằm xóa bỏ thuế quan thương mại, mức GDP thực tế của Việt Nam đã tăng gần 7,4% trong quý đầu tiên. Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, vốn điều chỉnh và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 10,8 tỷ USD. Những điều kiện thuận lợi liên tiếp kèm với luật đầu tư tại Việt Nam cởi mở khiến cho Việt Nam trở thành thị trường sáng giá trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Dưới đây là những thông tin chi tiết về lý do tại sao các nhà đầu tư nước ngoài nên đầu tư tại Việt Nam và những lưu ý về Luật đầu tư tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam.
 


Việt Nam đã thu hút được 27.353 dự án với tổng vốn đăng ký gần 340,16 tỷ USD

1. Tại sao Việt Nam là thị trường thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài?

a. Nguồn nhân lực có giá cả cạnh tranh

Một lợi thế cạnh tranh quan trọng khác để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là lực lượng lao động Việt Nam có trình độ học vấn cao và dễ đào tạo. Trong đó, tại Nghệ An có rất nhiều cơ sở giáo dục nhiều cấp bậc bao gồm 7 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 9 trường đào tạo chuyên nghiệp và 19 trường dạy nghề.

Việt Nam có lực lượng lao động có trình độ học vấn cao và dễ đào tạo

b. Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài từ chính quyền địa phương 

Chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào Việt Nam thông qua việc cho phép người nước ngoài nắm giữ 100% cổ phần của các công ty đại chúng thuộc nhiều ngành nghề cũng như quyền mua nhà đất tại Việt Nam. Những thay đổi trong quy định này giúp tăng cường cơ hội đầu tư cho Việt Nam và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước.

c. Vị trí sản xuất chiến lược

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam thuận tiện để đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp, vốn đang là lĩnh vực chiếm hơn 60% lực lượng lao động Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam hiện đang dần chuyển hướng trở thành điểm đến đầu tư cho nhiều ngành sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc. Kết quả của quá trình chuyển đổi này là tốc độ tăng trưởng tiêu dùng mạnh và khả năng tạo ra hàng hóa, dịch vụ đang tăng nhanh. Điều này đang trở thành một trong những yếu tố chính yếu thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam. 

2. Các điểm lưu ý dành cho các nhà đầu tư nước ngoài về luật đầu tư tại Việt Nam

Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư mới vào ngày 17 tháng 6 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 (LOI 2020) và thay thế Luật Đầu tư 2014 (LOI 2014). Sau đây là một số điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý về lợi nhuận trong Luật đầu tư tại Việt Nam mới thông qua.

a. Điều kiện gia nhập thị trường theo Luật đầu tư tại Việt Nam

Theo Luật đầu tư tại Việt Nam năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài được hưởng các điều kiện gia nhập thị trường tương tự như đối với nhà đầu tư trong nước trừ các lĩnh vực có điều kiện gia nhập thị trường do Chính phủ công bố. Danh sách các lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài được phép gia nhập theo Luật đầu tư tại Việt Nam năm 2020 bao gồm các lĩnh vực, dự án kinh doanh mới sau đây. 
Các dự án thuộc giáo dục đại học và sản xuất thiết bị y tế, dược phẩm. Dự án sản xuất sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ngành nghề khuyến khích phát triển quy định tại Nghị định 111 ngày 3/11/2015 của Chính phủ. Ngoài ra các dự án nhà ở xã hội, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng thuộc danh sách các ngành nghề được khuyến khích đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu, phát triển, cơ sở, vườn ươm khởi nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng các không gian làm việc cho doanh nghiệp. Những thay đổi trong luật đầu tư tại Việt Nam này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các đơn vị nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam
Ngoài ra, theo điều 40 Luật quảng cáo 2012: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác, đầu tư với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam theo hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh”.Vì vậy, một số ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam buộc phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động và được cấp phép hoạt động như lĩnh vực quảng cáo. 

b. Những ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ trong đầu tư lĩnh vực đổi mới, sáng tạo 

Theo quy định, chính phủ có thể áp dụng các ưu đãi đặc biệt và hỗ trợ đầu tư để khuyến khích các dự án có tác động trọng yếu đến sự phát triển kinh tế - xã hội như dự án thành lập trung tâm đổi mới, sáng tạo, trung tâm nghiên cứu, phát triển có vốn đầu tư từ 3000 tỷ đồng trở lên. Chính phủ cũng giải ngân tối thiểu 1000 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày phê duyệt dự án hoặc từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
Các dự án được hưởng ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật bao gồm ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước.  Cụ thể doanh nghiệp được giảm 5% thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa 37,5 năm, miễn tiền thuê đất không quá 22,5 và mức giảm không quá 75% tiền thuê đất. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận được các ưu đãi khác như hỗ trợ phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Theo quy định doanh nghiệp còn được hỗ trợ tiếp cận mặt bằng kinh doanh, cơ sở sản xuất, hỗ trợ về mặt khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và nghiên cứu, phát triển. 

c. Các trường hợp không nhận được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam

Luật đầu tư tại Việt Nam năm 2020 loại trừ các trường hợp sau đây khỏi việc áp dụng các ưu đãi đặc biệt và hỗ trợ đầu tư như các dự án khai thác, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án nhà ở thương mại. Một số ngành nghề có thể gây xâm hại đến môi trường hoặc gây tác động xấu đến sức khỏe con người cũng thuộc danh sách không được khuyến khích đầu tư. 

3. Nghệ An - điểm sáng đầu tư tại Việt Nam 

Nghệ An được xem là một điểm đến thu hút các nhà đầu tư bởi tổ hợp kinh doanh, giáo dục, sản xuất, vận tải và là vị trí hậu cần có tính chiến lược. Trong đó, thành phố Vinh còn là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ tư cả nước, điều này cho thấy nguồn lao động dồi dào đáp ứng cho các cơ sở sản xuất khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là đặc điểm lợi thế mà các nhà sản xuất, đầu tư quan tâm khi tham gia hoạt động phát triển kinh doanh tại Việt Nam. 


WHA Việt Nam hiện đang đầu tư phát triển khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 - Nghệ An

WHA là một trong những chủ đầu tư, nhà phát triển các khu công nghiệp, đất công nghiệp để xây dựng nhà xưởng và các giải pháp tiện ích công nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của các nhà đầu tư.

WHA hiện đang đầu tư phát triển khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 - Nghệ An, Việt Nam. WHA tuân thủ đầy đủ các quy định theo Luật đầu tư tại Việt Nam khi hợp tác cùng nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài thành lập cơ sở sản xuất tại Nghệ An và cần đến các giải pháp nhà xưởng, bất động sản khu công nghiệp. WHA là đối tác uy tín, có sự am hiểu địa phương, cam kết tư vấn, đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam.
 

Tin tức khác