Danh Sách Các Khu Công Nghiệp Ở Việt Nam Có Mô Hình Hoạt Động Hiệu Quả Và Tiềm Năng

30/12/2021

Theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn FDI tính đến tháng 10/2021 vẫn chảy mạnh vào các khu công nghiệp Việt Nam, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nằm trong danh sách các khu công nghiệp ở Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng là các dự án trong lĩnh vực điện, điện tử, nhiệt điện. Thêm vào đó, gần 300 dự án thu hút vốn FDI trên cả nước đang được triển khai , một số khu công nghiệp đã áp dụng hiệu quả những mô hình mới, phù hợp với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế khu vực.

Cùng tham khảo một số mô hình khu công nghiệp hiệu quả và có tiềm năng trong tương lai.

1. Tình hình hoạt động chung của khu công nghiệp tại Việt Nam năm 2021

Tháng 4/2021, Việt Nam có khoảng 575 khu công nghiệp đang được quy hoạch, tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 219 500 ha, chiếm 66% tổng diện tích đất cả nước. Trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm 67% diện tích đất tự nhiên. Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy trên 70% quỹ đất công nghiệp có thể cho thuê.

General operation situation of industrial parks in Vietnam in 2021
Thị trường đất công nghiệp không có dấu hiệu chững lại trong năm 2021

Trong số 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có vốn đầu tư tại Việt Nam, các quốc gia trong khu vực Châu Á là đối tác quan tâm nhiều nhất đến việc mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của các khu công nghiệp và các ngành sản xuất nói chung vẫn ổn định trong khi rất nhiều ngành nghề khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

2. Một số mô hình khu công nghiệp hoạt động hiệu quả và tiềm năng tại Việt Nam

a. Mô hình khu công nghiệp đa chức năng

Khu công nghiệp đơn chức năng trước đây chỉ tập trung phục vụ cho việc sản xuất. Trong khi đó khu công nghiệp đa chức năng mở rộng nhiều khía cạnh khác như tạo nhà ở, phát triển dịch vụ công cộng, dịch vụ giải trí. Mục đích hướng đến là tạo ra một lối sống công nghiệp bao gồm sống, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí đồng bộ. Như vậy, một khu công nghiệp đa chức năng được thành lập sẽ tạo nên khu dân cư mới với nhịp sống công nghiệp. Hiện nay mô hình khu công nghiệp đa chức năng là định hướng phát triển khu công nghiệp của cả nước. 

b. Mô hình khu công nghiệp chuyên sâu

Đặc điểm nổi trội của mô hình khu công nghiệp chuyên sâu là tính chuyên môn hóa và tập trung vào từng nhóm ngành, nghề riêng biệt như khu công nghiệp may mặc, khu công nghiệp chế biến thủy hải sản, khu công nghiệp sản xuất dược phẩm. Điều này cũng thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân sự chuyên môn hóa cao. Khu công nghiệp chuyên sâu có cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi riêng biệt phù hợp với tính chất của từng ngành, nghề. Danh sách các khu công nghiệp ở Việt Nam theo mô hình khu công nghiệp chuyên sâu chưa nhiều vì cần sự tập trung, việc chuyển đổi còn khó khăn.

c. Mô hình khu công nghiệp hiện đại, công nghệ cao

Mô hình khu công nghiệp 4.0 ứng dụng thành quả công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo sẽ mang lại hiệu quả vượt bậc trong sản xuất. Internet vạn vật IoT và hệ thống trí tuệ nhân tạo AI, các hệ thống tự động sẽ thay thế con người đem lại hiệu quả sản xuất cao, chính xác, năng suất ổn định. Trong đó có thể nói đến khu công nghiệp WHA Industrial  Zone của tập đoàn WHA Thái Lan, là một trong những doanh nghiệp tiên phong hoạt động dựa trên nền tảng kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ AI và IoT vào việc quản lý kinh doanh. Mô hình khu công nghiệp WHA mang đến cho các đối tác giao diện và giải pháp dữ liệu toàn diện, điều hành thông minh.

Tại Việt Nam một số khu công nghệ cao có tên trong danh sách các khu công nghiệp ở Việt Nam đi theo mô hình khu công nghệ 4.0. Khu công nghệ cao là tổ hợp các ngành nghề ni điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học, năng lượng mới, vật liệu mới.

d. Mô hình khu công nghiệp sinh thái

Mô hình này hướng đến sự phát triển bền vững, cân bằng giữa sản xuất và duy trì hệ sinh thái xanh, giảm lượng khí thải, chất thải công nghiệp. Khu công nghiệp sinh thái xử lý nước thải theo mô hình sinh học thân thiện với môi trường, triển khai nhiều giải pháp như tái chế rác thải, tái sử dụng rác thải sau chế biến, chia sẻ năng lượng giữa các công ty trong khu công nghiệp.

Mô hình khu công nghiệp sinh thái được khởi động từ năm 2010. Từ năm 2015-2019, danh sách các khu công nghiệp ở Việt Nam có thêm những cái tên mới chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp sinh thái. Mô hình khu công nghiệp sinh thái được hỗ trợ tích cực bởi tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 
Khu công nghiệp WHA Zone 1 - Nghệ An được đầu tư bởi WHA

WHA là nhà cung cấp các giải pháp khu công nghiệp tại Thái Lan đáp ứng mọi tiêu chí của một khu công nghiệp tiêu chuẩn quốc tế. Khu công nghiệp WHA Industrial  Zone 1 - Nghệ An được đầu tư bởi WHA với hạ tầng tiêu chuẩn quốc tế tại vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có khả năng liên kết các trung tâm sản xuất, chế tạo và phân phối hướng đến thị trường quốc tế và trong nước.

Hơn 33 năm phát triển bất động sản công nghiệp tại Thái Lan, WHA cung cấp các tiện ích- năng lượng và giao diện kỹ thuật số, tích hợp với các giải pháp truyền thống. Ngoài ra, WHA cũng cam kết trách nhiệm xã hội với môi trường và cộng đồng khi thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Doanh nghiệp là khách hàng của WHA được cung cấp các giải pháp kết hợp của nhiều mô hình khu công nghiệp mới, hiện đại, xanh hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển.

Tin tức khác