Ưu thế của các khu công nghiệp tại Việt Nam ở phía Bắc

24/04/2023
Theo định hướng phát triển của nhà nước, Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh phát triển thành nước công nghiệp hóa. Việc hình thành các khu công nghiệp tại Việt Nam ở những khu vực trọng điểm là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần vào việc công cuộc công nghiệp hóa của đất nước, đóng góp vào GDP quốc dân. Sau ảnh hưởng của dịch Covid, các doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng chuyển dịch nhà máy sản xuất về Việt Nam, điểm đến FDI đang hướng đến đang là các khu công nghiệp ở phía Bắc. 

Hệ thống giao thông huyết mạch 

Các khu công nghiệp tại Việt Nam của miền Bắc chủ yếu tập trung ở các tỉnh vệ tinh xung quanh Hà Nội, chẳng hạn như Bắc Ninh ( 5 Khu công nghiệp - KCN), Hải Dương ( 11 KCN), Hưng Yên (5 KCN), Vĩnh Phúc (5 KCN),... Ngoài ra, Hải Phòng và Quảng Ninh là 2 thành phố cảng sầm uất, được xem là trung tâm trọng điểm của cụm khu công nghiệp phía Bắc. 

Hệ thống đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã được khánh thành, giúp rút ngắn quá trình lưu thông từ cảng biên Hải Phòng đến các tỉnh, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho luân chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất. Các khu công nghiệp tại Việt Nam ở miền Bắc được xây dựng tiếp giáp với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ chiếm đến 11%. Thậm chí nếu tính riêng theo khoảng cách đến các thành phố lớn, con số này có thể tăng lên đến 18% (theo nguồn báo Vietnamconstruction). Đây là một trong những yếu tố rất hấp dẫn khi tiến hành đầu tư các dự án công nghiệp tại miền Bắc.

Tuy vị trí địa lý của nhiều tỉnh miền Bắc không giáp biển (trừ Hải Phòng và Quảng Ninh có các cảng biển lớn) nhưng có đến 91,74% tổng số khu công nghiệp lại giáp với đường cao tốc. Bên cạnh đó, miền Bắc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc, thông qua các cửa khẩu đường bộ lớn như Móng Cái - Quảng Ninh, Hữu Nghị- Lạng Sơn.

Ngoài ra, không thể không kể đến các cảng biển lớn phục vụ giao thương quan trọng là cảng Hải Phòng và cảng Vân Đồn, với hàng trăm nghìn lượt hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi năm. Các cảng biển được nối liền với các tỉnh miền Bắc thông qua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng giúp rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển hàng hóa.

Nhìn chung, các khu công nghiệp tại Việt Nam ở miền Bắc nằm ở ngay vị trí giao thông huyết mạch. Đây là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của khu vực này trong tương lai. 

Có sẵn chuỗi cung ứng và hệ sinh thái

 
Khu công nghiệp được đầu tư cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng đầy đủ

Với đặc thù vị trí địa lý giáp với Trung Quốc đã hỗ trợ đắc lực cho việc nhập khẩu các nguồn nguyên nhiên liệu và linh kiện giá rẻ. Tận dụng ưu thế này, khu công nghiệp tại Việt Nam ở miền Bắc được rất nhiều doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực công nghệ cao và logistics nhắm đến để đầu tư. Tiêu biểu có thể kể đến như nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên, với vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD (Theo VN Express). Đây được xem là nhà máy với vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất thời điểm hiện tại. Hoặc mới đây, LG đã tiến hành đầu tư và xây dựng thêm nhà máy lắp ráp màn hình LCD tại Hải Phòng.

Với điểm mạnh là các ngành công nghệ cao được nhiều công ty lớn trên thế giới đầu tư rót vốn qua nhiều năm đã dần xây dựng nên các chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cho ngành lắp ráp linh kiện, điện tử ở khu vực miền Bắc. Bên cạnh đó là sự phát triển của lĩnh vực kho bãi và chuỗi cung ứng, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ hàng hóa rất lớn từ những công ty nhà máy khổng lồ. Đây là nền móng vững chắc để phát triển mạng lưới chuỗi cung ứng và hệ sinh thái ở các khu công nghiệp tại Việt Nam phía Bắc,  với đầu tàu là các công ty sở hữu nguồn vốn FDI lớn.

Nhờ các hệ sinh thái đã có sẵn nên việc đầu tư và phát triển các nhà máy mới thuộc lĩnh vực điện tử dân dụng, công nghệ cao đang được nâng cấp một cách nhanh chóng.  Trong tương lai, các khu công nghiệp tại Việt Nam ở miền Bắc được dự đoán sẽ trở thành một trong những “công xưởng” lớn nhất trong khu vực. 

Nhiều thuận lợi về nguồn nhân lực và hạ tầng

 
Khu công nghiệp tại Việt Nam có nhiều lợi thế về nguồn nhân lực

Hạ tầng các khu công nghiệp tại Việt Nam đang được Chính Phủ chú trọng quy hoạch và phát triển. Nhiều dự án đã được rót vốn trong 15 năm trở lại đây và đi vào hoạt động, tạo công việc làm cho hàng triệu người lao động địa phương và các tỉnh thành lân cận. 

Bên cạnh việc phát triển hạ tầng nhà xưởng nhà máy, việc tận dụng quỹ đất bên cạnh để phát triển đô thị và khu dân cư cũng đang được triển khai. Ví dụ như tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh đi có nhiều khu công nghiệp tại Việt Nam thuộc top những thương hiệu hàng đầu như Nokia, Samsung, Pepsi,... Bắc Ninh đang hướng đến việc xây dựng khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ hoặc các khu công nghiệp sinh thái; Cung cấp việc làm cho người lao động và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Nhà máy Vinfast tại Hải Phòng là một biểu tượng của quốc gia. Để có thể đưa vào vận hành các dây chuyền sản xuất trị giá hàng chục triệu đô la, buộc toàn bộ Hải Phòng đã quy hoạch và phát triển để phục vụ cho việc hoạt động nhà máy ô tô đầu tiên ở Việt Nam. Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại địa phương và cơ sở hạ tầng đã được chuẩn bị, Vinfast đã và đang là một trong những đầu tàu kinh tế tại miền Bắc và góp phần hình thành nên hệ sinh thái công nghiệp ô tô.

Qua bài viết này, WHA mong rằng bạn sẽ có một góc nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về sự phát triển của các khu công nghiệp tại Việt Nam ở phía Bắc. Trên thực tế, tiềm năng của khu vực này đã được nhiều nhà đầu tư lớn nhìn thấy rõ. Đây là một tín hiệu tốt, thể hiện rằng Việt Nam sẽ có thêm nhiều bước phát triển vượt bậc hơn trong tương lai ở nhóm ngành công nghiệp. 

Tin tức khác