Hạ tầng giao thông vận tải

  • Sân bay quốc tế Vinh

    Sân bay quốc tế Vinh

    Sân bay quốc tế Vinh nằm dưới sự quản lý của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, vừa được mở rộng và nâng cấp thành sân bay quốc tế với năng lực chuyên chở lên tới 3 triệu khách mỗi năm. Ở đây có 28 quầy làm thủ tục và 4 cửa lên máy bay. Năm 2014, sân bay quốc tế Vinh chuyên chở 2.000.000 khách hàng và 20.000 tấn hàng hóa với các chuyến bay nội địa tới TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang, Pleiku, Buôn Ma Thuột song song với các chuyến bay quốc tế. KCN WHA IZ 1 - Nghệ An chỉ cách sân bay quốc tế Vinh 18Km về phía bắc thông qua đường cao tốc Châu Á 1 (AH1)
  • Đường bộ

    Đường bộ

    Quốc lộ Châu Á 1 (AH1), Quốc lộ 15 và đường cao tốc Hồ Chí Minh là tuyến đường Bắc-Nam trọng yếu liên kết Nghệ An với Hà Nội và các tỉnh phía Nam,. Trong khi đó, Quốc lộ 7, 46 và 48 kết nối miền Tây Nghệ An với Lào nơi có 4 cửa khẩu quốc tế. Hiện tại các tuyến đường đang được nâng cấp để cải thiện năng lực vận tải. Tuyến đường xuyên Á chạy từ Lào qua Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tới cảng Cửa Lò và cảng Đông Hồi. Khoảng cách từ Hà nội tới Nghệ An là 297 Km, chỉ mất tới 5 giờ 30 phút lái xe. Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam chạy qua KCN WHA IZ 1 Nghệ An kết nối Nghệ An với các thành phố và cảng biển trọng yếu sẽ được hoàn thiện vào năm 2020.
  • Ga Vinh

    Ga Vinh được quản lý bởi Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. Hệ thống đường sắt tại Việt Nam bao gồm 7 tuyến chính kết nối 35 tỉnh thành qua nhiều loại địa hình. Là Ga vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn thứ 3 tại Việt Nam, Ga Vinh là một trong nhưng Ga chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam

    Ga Vinh cũng được xếp loại là Ga loại 1 nhờ vị trí địa lý chiến lược, năng lực chuyên chở hành khách và hàng hóa.

    Có 4 chuyến tàu xuất phát từ TP.Vinh đi Hà Nội mỗi ngày. Thời gian di chuyển trong vòng 6 tiếng. Mỗi khoang tàu được trang bị máy điều hòa không khí với 4 loại ghế ngồi từ ghế cứng, ghế mềm, giường nằm cứng và giường nằm mềm.   

    Dự án đường sắt siêu tốc từ Hà Nội đi TP.HCM với một nhà Ga chính nằm gần KCN WHA IZ 1 – Nghệ An sẽ tăng cường hơn nữa năng lực lưu thông hàng hóa và nguyên liệu.
  • Đường sắt siêu tốc Bắc - Nam

    Đường sắt siêu tốc Bắc – Nam là dự án hiện đang được lên kế hoạch bởi chính phủ Việt Nam. Tuyến đường sắt này sẽ bắt đầu từ Hà Nội, đi qua Nghệ An và kết thúc tại TP.HCM. Tổng chiều dài tuyến đường là 1,570 kilometers (980 mi). Quá trình xây dựng được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu sẽ bắt đầu từ chặng có nhu cầu vận chuyển cao như Hà Nội Vinh hoặc Nha Trang - TPHCM
  • Cảng biển

    Một trong những lợi thế lớn của Nghệ An đó là khoảng cách gần tới hệ thống giao thông đường thủy. Hiện tại Nghệ An có 3 cảng biển đang hoạt động và 2 cảng nước sâu đang được xây dựng
  • Cảng Vissai (Tên chính thức: Cảng quốc tế Lộc An), Năng lực: 3,000 – 70,000 DWT

    Cảng Vissai (Tên chính thức: Cảng quốc tế Lộc An), Năng lực: 3,000 – 70,000 DWT

    Cảng Vissai được xây dựng bởi Công ty CP Xi măng Sông Lam nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển xi măng, clinker và than. Với tổng diện tích 407.1 hecta, cảng biển Vissai có hai bến cảng quốc tế và 1 cầu cảng có với năng lực tiếp nhận từ 3.000 tới 70.000 tấn.
  • Cảng và Tổng kho Xăng dầu DKC

    Tổng kho xăng dầu DKC có sức chứa 86.000m3 với hệ thống cầu cảng dài 1.5Km, có khả năng tiếp nhận tàu 2.000 – 3.000 tấn. Khi đi vào hoạt động, cảng sẽ thực hiện việc vận chuyển xăng và dầu.
  • Cảng nước sâu Cửa Lò. Năng lực: 50.000-100.000 DWT (hoàn thành vào năm 2020)

    Cảng nước sâu Cửa Lò. Năng lực: 50.000-100.000 DWT (hoàn thành vào năm 2020)

    Cảng nước sâu Cửa Lò hiện tại đang được xây dựng để có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 50,000 tới 100,000 tấn. Việc xây dựng cầu cảng đang được lên kế hoạch với tổng chiều dài 3.260m, chiều dài của kênh là 6km, đê chắn sóng 2.550m, bờ tường 1.510m. Sau khi hoàn thành, Cảng nước sâu Cửa Lò sẽ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ của Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ mà còn cả các tỉnh phía Bắc của Thái Lan và Lào. 
  • Cảng Cửa Lò, Năng lực: 10.000-30.000 DWT

    Cách TP.Vinh 15Km và nằm trên châu thổ sông Cấm và Vịnh Bắc Bộ, Cảng Cửa Lò án ngữ tại vị trí vô cùng thuận lợi cho hoạt động giao thương hàng hóa quốc tế, đặc biệt là cho việc trung chuyển hàng hóa giữa Lào và Đông Bắc Thái Lan với năng lực tiếp nhận tối thiểu là 12 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Cảng Cửa Lò có tổng diện tích 32ha, gồm 4 cầu cảng với tổng chiều dài 656m, khu vực neo đậu với độ sâu 7,5m, chiều sâu của dòng chảy 5,5m

    KCN WHA IZ 1 – Nghệ An được kết nối với Cảng Cửa Lò với khoảng cách 7Km.
  • Cảng Nước sâu Đông Hồi, Năng lực 30.000 – 50.000 DWT (dự kiến hoàn thành vào năm 2020)

    Cảng Nước sâu Đông Hồi tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, hiện đang được xây dựng và quản lý bởi Công ty CP Vincem Hoàng Mai. Cầu cảng chủ yếu phục vụ việc vận chuyển thép, xi măng và các loại vật liệu xây dựng. Công ty TNHH Thanh Thành Đạt hiện đang thi công tuyến đường kết nối cảng Đông Hồi với …...Theo kế hoạch, cầu cảng với năng lực tiếp nhận 30.000 DWT sẽ được khánh thành vào năm 2020.