TẠI SAO NÊN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), nằm tại khu vực Đông Nam Á (ĐNA), đã chính thức mở cửa để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc đưa ra mô hình đổi mới kinh tế chính trị (gọi tắt là “Đổi Mới”) vào năm 1986. Gần 22 năm sau, Việt Nam tham gia vào thỏa thuận quan trọng với Tổ chức Thương mại Thế giới (“WTO”) vào năm 2007, tiếp theo đó là Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào tháng 12 năm 2015 và 66 Hiệp định thương mại song phương khác nhằm tăng cường hội nhập và mở rộng các cơ hội giao thương trong nền kinh thế thế giới.
 

Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên đã ưu đãi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, vốn là khu vực sản xuất chiếm tới 60% nguồn lao động. Tuy nhiên,Việt Nam đang dần chuyển đổi để trở thành điểm đến đầu tư quen thuộc cho các nhà chế tạo sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là tại khu vực phía Bắc. Kết quả của quá trình chuyển đổi này đã cho thấy sự tăng trưởng củađất nướcvề mức tiêu thụ và tạo ra của cải, cũng là nhân tố then chốt để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tới Việt Nam. Một lợi thế cạnh tranh quyết định nữa để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài đó là nguồn nhân lực dễ đào tạo và được đào tạo bài bản nhờ vào số lượng lớn các cơ sở đào tạo trong khu vực, đặc biệt là tại Nghệ An, nơi có tới 7 trường Đại học, 6 trường Cao Đẳng, 4 trường Trung cấp chuyên nghiệp và 61 cơ sở dạy nghề.
 

Hơn nữa, trong Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu vào tháng 2/2016, Việt Nam và EU đã đồng ý gỡ bỏ 99% các loại thuế nhập khẩu áp dụng cho nhiều loại hàng hóa trong thời hạn nhất định (10 năm đối với Việt Nam và 7 năm đối với EU, tùy thuộc vào loại hàng hóa). Các hiệp định tự do thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh chuỗi giá trị trong một số lĩnh vực như Dệt may và các ngành công nghệ cao như điện tử, đồng thời hỗ trợ chuyển giao kiến thức và các công việc đòi hỏi kỹ năng cao.
Source: https://www.vietnam-briefing.com/news/evfta-eu-vietnam-trade-relations.html/

 

Ngoài ra, chính quyền địa phương đã ban hành các quy định mới nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc cho phép người nước ngoài được giữ tới 100% cổ phần của các công ty tư nhân trong nhiều ngành công nghiệp cũng như quyền được mua nhà và bất động sản. Những thay đổi này giúp cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thân thiện với nhà đầu tư, đồng thời giúp củng cổ sự phát triển kinh tế của đất nước

 

 

Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài

 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có vẻ thực sự tiềm năng. 2016 là một năm thành công của Việt Nam khi tiếp tục giành vị trí nền kinh tế dẫn đầu ASEAN. Mặc dù vào đầu năm việc sụt giảm giá hàng hóa và năng lượng khiến Việt Nam không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6.7%, tuy nhiên đất nước cvẫn vượt qua các nước làng giềng với mức tăng trưởng GDP 6.2%. Năm 2017, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6.7% nhưng đã vượt kế hoạch với tang trưởng 6.81%. Với việc gia tăng thương mại cùng với việc ký Hiệp định tự do thương mại với Liên minh Châu Âu (EVFTA) nhằm gỡ bỏ các rào cản thương mại vào năm 2018, GDP thực tế đã tăng 7.4% trong quý I năm 2018.

 

Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ sau khi gia nhập tổ chức WTO từ năm 2007. Trong vòng 10 năm, Việt Nam đã thu hút 27.353 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 340.16 tỷ USD. Đặc biệt, nhiều tập đoàn hàng đầu toàn cầu như Samsung, LG, Toyota, Honda và Canon đã chọn Việt Nam để đặt nhà máy sản xuất chính.

 
 

 

Tóm tắt tình hình Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2019 và 2018





Vị trí địa lý Việt Nam


Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, trong lịch sử còn được biết đến với tên gọi Đông Dương chiếm khoảng 331,688 km vuông và có ranh giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc.