Thị Trường Khu Công Nghiệp tại Việt Nam 6 tháng đầu năm - Tiềm năng của Các Khu Công Nghiệp Miền Trung

30/11/2022
Sau những quyết tâm và nỗ lực phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, nền công nghiệp Việt Nam đã vực dậy và trở thành điểm sáng phát triển công nghiệp tiềm năng cao nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường khu công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, trải dài khắp 64 tỉnh thành, dẫn đầu về số lượng là khu vực miền Nam, đồng thời số lượng cũng gia tăng mạnh mẽ tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Điểm sáng trong nền công nghiệp Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê Việt Nam, kết quả 6 tháng đầu năm 2022, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7.7% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 48.33% trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý II 2022 theo số liệu của tổng cục thống kê
 
Ngoài sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, nguồn lực và tiềm năng của Việt Nam đã trở thành thỏi nam châm thu hút nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó phải kể đến nguồn lực về thị trường nhân sự có tay nghề nhưng chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nước ngoài dần chuyển sang Việt Nam; tổng số lao động đăng ký 514,8 nghìn lao động tăng 6.3%; các Khu công nghiệp tại Việt Nam tăng mạnh với cơ sở hạ tầng được trang bị hiện đại, đáp ứng đa dạng quy mô từ lớn đến nhỏ và đạt tiêu chuẩn Quốc tế; và chính sách thu hút FDI của Nhà Nước;…… Kết quả 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chạm đỉnh trong vòng 5 năm kể từ năm 2018 đến 2022, đạt giá trị 10,06 tỷ USD tăng 8.9% cùng kỳ.

Thị trường Khu công nghiệp tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022

Tính tới thời điểm này, Việt Nam có 395 KCN với tổng diện tích 123.000 hecta. Các Khu công nghiệp tại Việt Nam trải dài hết hình chữ S, đặc biệt khu vực các tỉnh phía Nam với tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp lớn nhất cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2022, có 9 Khu công nghiệp tại Việt Nam được thành lập mới, tổng diện tích 2.472 hecta, nâng tổng diện tích KCN lên 127.472 hecta, với giá trị tổng vốn đầu tư các dự án đạt 29.411 tỷ đồng. 

Tổng quan các khu công nghiệp tại Việt Nam, số lượng chiếm ưu thế thuộc các tỉnh khu vực miền Nam, tam giác công nghiệp Đồng Nai - Bình Dương – Hồ Chí Minh với số lượng lần lượt 31 – 29 – 22 KCN. Thị trường khu công nghiệp tại miền Bắc cũng không kém phần sôi động, với điểm sáng tại thủ đô Hà Nội với 14 KCN và Hải Dương 11 KCN. Khu vực miền Trung có tổng cộng 51 KCN đạt 19% trên tổng số khu công nghiệp trên cả nước. Số lượng nhiều nhất thuộc về tỉnh Quảng Nam (9 KCN) và Bình Định (7 KCN). Mặc dù đi sau về số lượng khu công nghiệp tại Việt Nam, những khu vực miền Trung đang trở thành địa điểm tiềm năng phát triển lớn, nhờ vào khả năng đáp ứng nhà xưởng diện tích lớn, cũng như vị trí địa lý gần cảng, đường hàng hải, hàng không quốc tế, thuận lợi cho việc thông thương.

Sự góp mặt trên bản đồ Khu công nghiệp tại Việt Nam nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng, Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 - Nghệ An đang gây được tiếng vang lớn. Đặt nền móng thành công từ Thái Lan, WHA tiến vào Việt Nam với Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 - Nghệ An, có tổng diện tích đạt 498 hecta, tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng cho thấy sự đầu tư nghiêm túc, chỉnh chu, trang bị cơ sở hạ tầng, thiết bị tiêu chuẩn Quốc Tế. WHA ngày càng mở rộng ra xa với dự án tiềm năng KCN công nghệ thông minh WHA - Thanh Hóa.

Bắt nhịp với chính sách thu hút đầu tư của Nhà Nước, WHA giúp nhà đầu tư nhận được nhiều sự hỗ trợ, như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm đầu, giảm 50% trong 9 năm tiếp sau đó. Miễn thuế khi nhập khẩu máy móc, thiết bị trong danh mục tài sản cố định. Miễn thuế 5 năm với nhóm danh mục nguyên liệu thô, vật tư phục vụ sản xuất hoặc linh kiện không có sẵn trong nước. Ngoài ra, các ưu đãi về thuế giá trị gia tăng VAT và hỗ trợ các dịch vụ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trực tiếp tại Ban quản lý khu kinh tế tại địa phương cũng là những điểm đột phá thu hút các doanh nghiệp đặt nền móng tại Việt Nam.
 
WHA trên hành trình tiến tới khu công nghiệp xanh – thông minh
 
Ngoài việc xây dựng Khu công nghiệp tại Việt Nam đạt chuẩn Quốc tế, WHA tiến tới khu công nghiệp thông minh khi ứng dụng công nghệ vào điều hành hoạt động. Đồng thời triển khai khu công nghiệp xanh, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch và xử lý kĩ các chất thải rắn – lỏng - khí trước khi thải để bảo vệ môi trường hoặc tái sử dụng. Đầu tư hệ thống năng lượng tự nhiên thay thế (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…) với công suất lớn, giảm tải nguồn điện năng nhân tạo. Áp dụng hệ thống làm mát, thông gió tự nhiên cho các nhà xưởng.

Với xu hướng bảo vệ môi trường thời gian gần đây, các nhà xưởng trong khu công nghiệp WHA sẽ được đánh giá cao vì vừa phát triển công nghiệp vừa đặt yếu tố bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, nhưng “nhà xưởng xanh”, “doanh nghiệp xanh” vô tình tăng độ yêu mến, độ uy tín đối với đối tác. Đồng thời cũng tạo thiện cảm với người dân khu vực quanh khu công nghiệp và các công nhân làm việc tại đây. Đây cũng là mục tiêu mới của nhiều khu công nghiệp tại Việt Nam khi vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh vừa chung tay góp phần nâng cao chất lượng đời sống của những người sinh hoạt trong và ngoài khu công nghiệp.

Những nguồn lực tiềm năng từ bên trong quốc gia đã giúp Khu công nghiệp tại Việt Nam tạo thành thỏi nam châm lớn hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài và các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn trên thế giới đổ về. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, lao động trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam.

Tin tức khác