Làm thế nào đầu tư tại việt nam – Con đường gia nhập Thị trường mới của các nhà đầu tư nước ngoài

29/11/2022
Việt Nam – Thị trường được đánh giá như một điểm sáng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á khi thể hiện được sự năng động cũng như các tiềm lực để phát triển công nghiệp. Việt Nam đã và đang tạo nên sức hút lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vậy câu hỏi đặt ra cho các nhà đầu tư là làm thế nào đầu tư tại Việt Nam? Những bước chuẩn bị và cần lưu ý gì? Bài viết sẽ đưa ra góc nhìn tổng quan để các nhà đầu tư có bước chuẩn bị trước khi muốn gia nhập vào thị trường năng động này.

Việt Nam mang sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài, vậy làm thế nào đầu tư tại Việt Nam?

1. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh được cấp phép

Trước khi bắt đầu đầu tư kinh doanh vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần kiểm tra sản phẩm có thuộc danh sách ngành nghề được cho phép hay không. Nhà nước quy định cụ thể về danh mục các ngành, nghề chia thành ba nhóm chính: được phép, chưa được phép và hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tương ứng với các nhóm ngành, nghề sẽ có các quy định về tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Tiếp theo đó là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, là bước đi quan trọng, giúp bức tranh “Làm thế nào đầu tư tại Việt Nam” được rõ ràng hơn.

2. Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp

a. Bước 1: Gửi dự án để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Sau khi xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp, nhà đầu tư nước ngoài phải làm rõ dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục nộp đến Sở kế hoạch và đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Các thông tin cơ bản cần cung cấp bao gồm: Tên dự án đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, thời hạn, địa điểm, tiến độ, nhu cầu về lao động, ưu đãi nếu có theo mẫu I.13 tại Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT.

b. Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đăng ký hồ sơ để thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài. Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, sau 5-7 ngày làm việc sẽ được trả kết quả.

c.  Bước 3: Đăng ký thủ tục khai thuế ban đầu và thực hiện báo cáo thuế định kỳ
 
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần nộp các loại thuế cơ bản tương tự như công ty Việt Nam như sau:
  • Thuế môn bài là thuế theo mức vốn điều lệ đăng ký;
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) có ba mức 0% - 5% và 10%, tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị đăng ký.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp, thông thường công ty cần đóng thuế thu nhập 20% lợi nhuận từ doanh nghiệp từ khi công ty có lãi, mức thuế này có thể tăng khi sản phẩm, dịch vụ đặc biệt như dầu khí, mỏ tài nguyên,... 
  • Một số loại thuế theo lĩnh vực, như: thuế xuất khẩu, nhập khẩu khi hoạt động trong xuất nhập khẩu; thuế tài nguyên khi doanh nghiệp sử dụng tài nguyên; thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh ngành nghề hạn chế kinh doanh... 

d.  Bước 4: Các đăng ký xác thực doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

Đăng ký con dấu (mộc tròn) công ty: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký mộc tròn sau khi có giấy chứng nhận doanh nghiệp, có mã số thuế công ty. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc sở hữu và sử dụng con dấu pháp nhân.
Đăng ký tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: doanh nghiệp FDI cần mở một tài khoản bằng ngoại tệ tại một ngân hàng trong danh sách ngân hàng được phép thực hiện giao dịch thu, chi hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

e. Bước 5: Xin giấy phép kinh doanh với các ngành nghề đủ điều kiện kinh doanh

Nhà đầu tư cần chứng minh ngành nghề hoạt động đã đủ điều kiện đưa vào sản xuất kinh doanh và tung ra thị trường. Đăng ký danh mục giấy phép con đối với các ngành nghề cụ thể. Như bổ sung giấy phép kinh doanh, cơ sở bán lẻ đối với công ty bán lẻ hàng hóa; giấy phép đào tạo được cấp phép của Sở giáo dục và đào tạo hay giấy phép thực hiện kinh doanh lữ hành quốc tế;....
 
Lưu ý: Thay đổi chứng nhận đầu tư
Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn bổ sung hoặc thay đổi nội dung liên quan cần làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư để tránh những tranh chấp, chồng chéo trách nhiệm, quyền lợi về sau mà không được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Nhà đầu tư cần đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, khi có các trường hợp sau: 
  • Thay đổi thông tin liên quan trực tiếp đến nhà đầu tư: Chỉnh sửa tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư, thay đổi địa chỉ của nhà đầu tư;
  • Thay đổi điều chỉnh khác trong các hạng mục đăng ký đầu tư như: địa điểm thực hiện dự án, diện tích đất quy hoạch; quy mô, mục tiêu dự án; vốn đầu tư (các thay đổi về tiến độ góp vốn và huy động nguồn vốn); thời gian hoạt động; thay đổi về công suất của dự án đầu tư hoặc điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án; một vài trường hợp thay đổi về ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư.

3. Thủ tục thành lập nhà máy sản xuất tại Việt Nam

Ngoài hai loại giấy phép chính: Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài cần phải đăng ký thành lập nhà máy sản xuất với các thủ tục phức tạp. Nguyên nhân xuất phát từ đặc thù tính chất Bất động sản và quỹ đất lớn. Đây là một trong những bước đi khó đối với các nhà đầu tư chưa có cơ sở sản xuất tại Việt Nam, gây bối rối khi không biết làm thế nào đầu tư tại Việt Nam.

a. Các hình thức chọn địa điểm thành lập nhà máy sản xuất
  • Thuê lại các cơ sở vật chất đã được xây dựng sẵn từ các công ty cho thuê đã được cấp phép tại Việt Nam.
  • Thuê đất trong các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà đầu tư đồng thời sẽ được hưởng các quy định đặc thù dành cho doanh nghiệp khu công nghiệp, chế xuất.
  • Thuê đất trực tiếp từ Nhà nước. Tuy nhiên, phương án này lại có một điểm hạn chế là có thể mất nhiều thời gian hơn và chi phí cao hơn để được chấp thuận chủ trương của cơ quan có thẩm quyền.
  • Nhà đầu tư nước ngoài có đất thuộc đất xây dựng nhà máy cũng cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về mật độ xây dựng công trình theo đúng quy định của tỉnh thành nơi đăng ký.

b. Xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Quá trình sản xuất có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường nên một số đối tượng và dự án phải tiến hành thủ tục đánh giá (dựa theo ngành nghề được quy định trong Phụ lục II tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ) hoặc làm thủ tục xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường sở TN-MT nơi đặt nhà máy.

Bên cạnh những thủ tục chính nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải thực hiện một số thủ tục cơ bản như đóng thuế, xin cấp con dấu, xác nhận an toàn phòng cháy chữa cháy, treo biển, in hóa đơn…
Đến đây chắc hẳn các nhà đầu tư đã biết cách Làm thế nào đầu tư tại Việt Nam với các thủ tục cơ bản. Tuy nhiên, để hiểu rõ về thủ tục và luật, các nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo các chuyên gia và đơn vị hỗ trợ trong nước.

Dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam

Thấu hiểu những khó khăn của các nhà đầu tư bên ngoài quốc gia, nhiều đơn vị trong nước đã phát triển các dịch vụ, giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài, giúp giải bài toán làm thế nào đầu tư tại Việt Nam một cách hiệu quả.

Trải dài nhiều lĩnh vực từ: Kế toán – Thuế, Kiểm toán, Tư vấn luật, phát hành cổ phiếu trái phiếu,….. Đặc biệt, các dịch vụ giúp nhà đầu tư vượt qua rào cản về thủ tục thành lập nhà máy chính là  Thuê nhà xưởng – nhà máy, thuê Logistics và các tiện ích khu công nghiệp. Trong đó phải kể đến WHA – nhà phát triển hàng đầu về hệ sinh thái công nghiệp đầy đủ tiện nghi, mang tiêu chuẩn quốc tế từ Thái Lan về Việt Nam.

WHA giúp nhà đầu tư nước ngoài đảm bảo không gian nhà xưởng không cần lo lắng thủ tục thành lập nhà máy

Tọa lạc tại Nghệ An với Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 và dự kiến phát triển Khu công nghệ thông minh WHA – Thanh Hóa. WHA đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhà nước, phục vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn thuê nhà máy công nghiệp có quy mô từ nhỏ đến rất lớn. Với nền tảng cơ sở vật chất tiêu chuẩn quốc tế và tiến độ công nghệ của WHA trụ sở Thái Lan, WHA tại Việt Nam là một trong số ít đơn vị tiên phong khởi xướng mô hình thuê cơ sở Logistics, cung cấp độc quyền nước sạch và ứng dụng công nghệ vào điều hành hoạt động khu công nghiệp thông minh.
 
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc làm thế nào đầu tư tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài. Hành lang pháp lý tại Việt Nam dần mở rộng để khuyến khích chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, tạo đường băng đầu tư thông qua các hành động cập nhật, điều chỉnh các quy định về đầu tư. Điều này mở ra cánh cửa rộng mở cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn gia nhập vào thị trường năng động, hấp dẫn như Việt Nam.

Tin tức khác